Khi nào cần nhổ răng và những điều cần biết

admin
16/05/2022
Chủ đề:
Khi nào cần nhổ răng? Đây là một câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi đứng trước quyết định có nên nhổ răng hay không. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn phải nhổ răng như bị sâu ăn, răng mọc lệch, nứt hoặc vỡ răng,… Tuy vậy, không phải lúc nào bạn cũng có

Khi nào cần nhổ răng? Đây là một câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi đứng trước quyết định có nên nhổ răng hay không. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn phải nhổ răng như bị sâu ăn, răng mọc lệch, nứt hoặc vỡ răng,… Tuy vậy, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhổ răng được bằng không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Và bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn để hiểu rõ hơn khi nào cần biết và cách chăm sóc sau khi nhổ răng.

1. Trường hợp nào chỉ định cần nhổ răng

Nhổ răng là một quyết định không hề đơn giản và hầu hết chúng ta luôn muốn giữ lại một hàm răng gốc. Tuy nhiên, trong vài trường hợp bắt buộc bạn phải nhổ đi bởi chúng gây bất tiện hoặc khó chịu cho bạn trong quá trình sinh hoạt thường ngày.

Vì thế, bạn nên tư vấn ý kiến bác sĩ trước khi nhổ răng và sẽ được chỉ định nhổ khi gặp các trường hợp sau:

  • Răng sữa của bé đã đến thời kỳ cần thay thế.
  • Phần thân và chân răng đã bị phá hủy phần lớn. Chúng đã mất hết chức năng và không thể tái tạo lại được.
  • Răng bạn bị viêm tủy hoặc chết tủy. Đã được điều trị nhiều lần nhưng vẫn tái lại và chúng gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc trong kẹt.
  • Khi bạn bị mắc các bệnh lý nặng về răng miệng như: viêm xương, viêm xoang, viêm tổ chức liên kết.
  • Trong quá trình niềng răng, bạn cần phải nhổ đi một số răng hô, vẩu, mọc chen chúc để tiến hành kéo chân răng.
  • Một số chỉ định tổng quát khác từ bác sĩ trong trường hợp phải nhổ để điều trị bệnh cho bạn.

Trên đây là một số trường hợp bạn sẽ được bác sĩ chỉ định nên nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Ngoài ra, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhổ răng mặc dù đã được bác sĩ chỉ định. Vậy đó là những trường hợp nào?

2. Trường hợp chống chỉ định nhổ răng.

Chống chỉ định nhổ răng tạm thời:

  • Bạn bị viêm miệng, viêm nướu ở mức độ cấp tính gây cản trở và khó can thiệp trong quá trình há miệng.
  • Răng bị viêm quanh thân, quanh cuống cấp tính.
  • Phụ nữ đang mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Đang trong thời kỳ mắc các bệnh lý như: tim mạch, tâm thần và các bệnh về máu.
  • Răng hàm trên của bạn vừa được điều trị bằng tia xạ.
  • Cơ sở vật chất của phòng khám không đáp ứng được một ca nhổ răng.

Chống chỉ định nhổ răng tuyệt đối:

  • Bạn đang bị hoặc đang điều trị bệnh ung thư máu.
  • Sức khỏe của bạn đang kém và không đủ sức khỏe để trải qua một ca nhổ răng.
  • Đang bị bệnh lý toàn thân, các bệnh mãn tính giai đoạn cuối.

Vì thế, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, trước khi quyết định nhổ răng bạn nên tham khảo các chống chỉ định ở trên hoặc gặp trực tiếp bác sĩ nhé.

3. Nhổ răng được thực hiện như thế nào?

Cách nhổ răng như thế nào? Là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn và có thể họ sẽ ngại vì không biết quy trình như thể nào, có an toàn không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không,… Sau đây là 5 bước cơ bản bạn sẽ gặp phải trong thời gian tiến hành nhổ răng:

  • Bước 1: Kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng, xác định những chiếc răng cần phải nhổ.

Đây là bước quan trọng nhất và cần được tiến hành một cách kỹ lưỡng và chuẩn xác. Để xem bạn có bị các bệnh lý gì ảnh hưởng đến sức khỏe khi nhổ răng không.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – Quang cho hàm răng để xác định chính xác hình dạng, vị trí, chiều dài và tình trạng của chiếc răng để đưa ra phương pháp thích hợp để tiến hành nhổ chúng.

  • Bước 2: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ răng miệng.

Để tránh các vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào vết thương trong quá trình nhổ răng, bạn sẽ được súc miệng bằng dung dịch có chứa flour để làm sạch. Quá trình này sẽ được tiến hành từ 1 đến 2 lần để đảm bảo loại bỏ tất các các mảng bám trên răng của bạn.

  • Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, giảm đau.

Tùy theo từng trường hợp, bạn sẽ được bác sĩ tiêm thuốc tê tại vị trí nhổ răng hoặc cả vùng răng của bạn trước khi thực hiện. Ngoài ra, trước khi tiến hành tiêm, bác sĩ sẽ thoa nhẹ thuốc tê lên vùng cần tiêm để hạn chế cảm giác đau rát khi tiêm.

  • Bước 4: Nhổ răng bạn.

Trong thời gian chờ đợi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành khử trùng bộ dụng cụ nhổ răng hoặc sử dụng bộ thiết bị đã được vô trùng sẵn

Sau khi bạn được tiêm thuốc tê khoảng 20 phút, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng. Kế đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vá nướu hạn chế khả năng sưng viêm.

  • Bước 5: Kiểm tra sức khỏe sau khi nhổ răng.

Sau quá trình nhổ răng, bạn sẽ được kiểm tra lại sức khỏe thêm lần nữa. Tùy theo trình trạng vết thương chỗ răng đã được nhổ, bạn có thể sẽ được kê đơn thuốc để giúp cho chúng phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn quá trình chăm sóc răng miệng sau khi nhổ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

4. Những điều cần biết khi nhổ răng.

Hiện nay, khá nhiều người không biết cách chăm sóc trước và sau khi nhổ răng. Đôi khi họ bỏ qua lời khuyên từ bác sĩ và nghĩ rằng đến nhổ xong, cầm máu, ra về là xong. Đây là một suy nghĩ gây tai hại đến sức khỏe của bạn và có thể gây nhiều biến chức sau này. Vậy bạn nên biết những gì trong cả quá trình nhổ răng để đảm bảo sức khỏe?

a. Trước khi nhổ răng

Tâm lý là một điều quan trọng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn trước khi nhổ răng. Bạn nên chuẩn bị một tâm lý thoải mái hoặc có thể trò chuyện với bác sĩ. Bởi căng thẳng có thể gây cản trở trong quá trình tiến hành nhổ răng.

Khi được hỏi về sức khỏe, bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng hiện tại của bạn: có đang mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường hay trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai,… Để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp tốt nhất cho bạn.

Có 2 thời điểm tốt nhất để nhổ răng: đầu giờ sáng và đầu giờ chiều sau khi bạn đã ăn no. Qua đó, sau khi đã nhổ răng, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng chảy máu của nướu để cầm máu hiệu quả và tránh được viêm nhiễm.

b. Mới nhổ răng

Sau khi răng bạn vừa mới được nhổ, các tình trạng như chảy máu, sưng nướu, đau, há miệng khó là bình thường. Hãy giữ chặt bông gòn như theo lời của bác sĩ trong 30 phút và bạn có thể uống thuốc theo chỉ định để mau được phục hồi.

Bên cạnh đó, bạn hãy thả lỏng cơ thể, hít thở đều bằng mũi. Tuyệt đối không được nín thở hoặc thở đều bằng miệng và cần tuân thủ theo lời của bác sĩ.

c. Sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng nên làm gì? Trong 24 giờ tiếp theo, bạn nên dùng nước muối để súc miệng, tránh đánh răng bằng bàn chải gây hở vết thương và chảy máu. Ngoài ra, nếu quá đau, bạn có thể sử dụng khăn lạnh hoặc nước đá chườm bên ngoài má để đỡ hơn.

Và sau nhổ răng kiêng ăn gì? Trong thời gian này, bạn nên dùng những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước để cho vết thương mau hồi phục. Tránh những món ăn cay, nóng, quá lạnh hoặc nước có ga và các chất kích thích và hãy đi ngủ sớm

Điều quan trọng cuối cùng là bạn hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc nếu không được chỉ định hoặc dùng tay, vật nhọn để kiểm tra vết thương. Trong trường hợp bất thường như sưng đau quá mức kéo dài hay chảy máu liên tục, bạn cần gặp trực tiếp bác sĩ để được xử lý và chữa trị kịp thời.

Đến đây, chắc bạn đã nắm được cách chăm sóc trước và sau khi nhổ răng. Bên cạnh đó, chi phí và địa điểm uy tín dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện nhổ răng an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Nhổ răng bao nhiêu tiền tại Nha Khoa Quốc Tế Ruby Dental.

Nha khoa Quốc tế Ruby Dental là một trong những địa điểm uy tín được nhiều người tin tưởng sử dụng để khám và điều trị răng miệng. Với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực và cơ sở vật chất hiện đại, Ruby Dental sẽ đem đến cho bạn chất lượng dịch vụ lên đến 5 sao trong khu vực Thái Bình và các tỉnh miền Bắc.

Sau đây là chi phí nhổ răng tham khảo tại Ruby Dential:

Dịch vụ

Chi phí (đồng/răng)

Nhổ răng sữa có bôi tê

50.000

Nhổ răng sữa có chích tê

100.000

Nhổ răng thường có chích tê

200.000 – 300.000

Nhổ răng mọc kẹt

2.000.000

Nhổ răng khôn thường (không tiến hành tiểu phẫu)

1.000.000

Nhổ răng khôn có tiểu phẫu độ I

2.000.000

Nhổ răng khôn có tiểu phẫu độ II

3.000.000

Nhổ răng khôn có tiểu phẫu độ III

4.000.000

Nhổ răng mọc ngầm trong xương hàm

5.000.000

 

6. Cách giảm đau sau khi nhổ răng.

Sau khi vừa mới nhổ răng, bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì đó là lúc bạn sẽ chịu cảm giác đau rất nhiều tại vị trí nhổ răng. Vậy có cách nào giúp làm giảm đau trong trường hợp này?

Sau đây là một số cách giúp bạn giảm đau sau khi nhổ răng:

      Hãy cắn chặt bông gòn để giảm đau và giúp cầm máu vết thương.

      Có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh nhưng phải được sự đồng ý từ bác sĩ.

      Không nên sử dụng nước muối để súc miệng trong những ngày đầu sẽ gây sót nướu, đau nhất và lâu lành vết thương.

      Hãy chườm nước đá để gây tê và giảm đau sau nhổ răng.

      Ăn uống hợp lý, đều độ. Và bạn nên sử dụng các món ăn mềm, dễ tiêu hóa.

      Bên cạnh đó, bạn hãy vệ sinh răng miệng đều đặn để tránh viêm nhiễm vết thương

7. Nhổ răng bao lâu thì ăn được?

Mới nhổ răng nên ăn gì? Trong 3 đến 5 ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm để không phải vận động hàm nhiều. Còn đối với răng khôn thì thời gian kéo dài đến 2 tuần để đảo bảo nướu răng đã được phục hồi.

Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và kỹ thuật nhổ răng đã được bác sĩ sử dụng. Do đó, để chắc chắn, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ để có được phương pháp chăm sóc răng miệng hợp lý và đảm bảo sức khỏe cho bạn.

8. Tổng kết.

Nhổ răng giờ đây đã là một phương pháp được nhiều bác sĩ chỉ định không chỉ để tránh ảnh hưởng sức khỏe cũng như làm đẹp cho hàm răng của bạn. Tuy vậy, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc nhổ răng đã được đề cập trên bài để có thể được hàm hăng như ý cũng như đảm bảo sức khỏe của bạn về sau. Ngoài ra, nha khoa Quốc tế Ruby Dental là một trong những địa điểm uy tín bạn có thể lựa chọn để tham khảo.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *