Niềng răng là giải pháp giúp cải thiện tình trạng răng hô, răng thưa, móm, răng mọc lệch giúp nhiều người tự tin hơn về ngoại hình của mình. Tuy nhiên, niềng răng là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự kiên trì và tình trạng đau khi niềng răng khiến nhiều người e ngại. Bạn có đang tìm hiểu về quá trình niềng răng có đau không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ niềng răng có đau không? Cách giảm đau hiệu quả khi niềng.
Kỹ thuật niềng răng là gì?
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng các công cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung hay khay niềng để điều chỉnh, sắp xếp lại vị trí của các răng hô, thưa, móm, mọc lệch về vị trí trên hàm, đúng vị trí khớp cắn giúp quá trình ăn uống thuận tiện, hàm răng trở nên đẹp hơn để tự tin giao tiếp.
Tùy vào tình trạng răng của mỗi người mà thời gian niềng răng bao lâu sẽ khác nhau. Thông thường quá trình niềng sẽ kéo dài từ 1 – 3 năm, đòi hỏi người niềng phải có sự kiên trì để đạt hiệu quả cao. Trong quá trình niềng, sử dụng các công cụ chuyên dụng nên vấn đề ăn uống gặp chút khó khăn, cần phải vệ sinh răng kỹ càng và hạn chế các thực phẩm dai cứng để khung niềng không bị lệch khiến răng bị dị chuyển không đúng vị trí đặt.
Khi nào nên niềng răng?
Khi nào nên niềng răng luôn được mọi người quan tâm đặt câu hỏi, bởi đúng thời điểm thì quá trình niềng diễn ra thuận lợi hơn. Theo khuyến cáo, với độ tuổi càng cao thì quá trình niềng răng diễn ra càng lâu, vì thế nên niềng răng sớm để thuận lợi hơn.
Theo các chuyên gia chỉnh nha, độ tuổi thích hợp để niềng răng bắt đầu từ trẻ 7 – 9 tuổi. Độ tuổi này dễ dàng kiểm soát quá trình phát triển của răng và điều chỉnh, tác động sao cho phù hợp với khung hàm, đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, niềng răng ở độ tuổi còn nhỏ ít đau đớn hơn so với lúc lớn.
Chỉnh nha sớm giúp xương hàm phát triển bình thường ở giai đoạn sau. Bởi giai đoạn đầu mọc răng, nếu không kiểm soát, răng trẻ dễ bị lệch lạc, phát hiện, can thiệp sớm giúp định hình răng đúng khung hàm cho trẻ, không ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và tự tin cười tỏa nắng.
Niềng răng có đau không?
Hầu hết mọi người trước khi niềng răng đều lo lắng vấn đề niềng răng có đau không. Về bản chất, quá trình niềng răng giúp điều chỉnh răng trở về vị trí đúng cung hàm bằng cách sử dụng các mắc cài, dây cung hay khay niềng. Vì thế trong thời gian đầu niềng răng sẽ xuất hiện những cơn đau buốt, tê nhức do sự tác động của mắc cài lên răng để kéo răng vào đúng vị trí. Quá trình này sẽ diễn ra vài ngày và sẽ bình thường lại khi răng với lực kéo của mắc cài.
Trước khi niềng răng, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp với bản thân. Tìm kiếm một đơn vị nha khoa uy tín là điều cần thiết. Bởi một nha khoa uy tín sẽ có đầy đủ các trang thiết bị chuyên dụng, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm. Vì thế, khi đó các bác sĩ sẽ thăm khám và hướng dẫn lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp với mỗi bệnh nhân giúp mang lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế sự đau đớn trong quá trình niềng răng mà vẫn đáp ứng được chất lượng răng đầu ra.
Nếu lựa chọn phương pháp niềng răng không phù hợp và không có sự tư vấn tận mình, trang thiết bị lạc hậu sẽ trải qua cảm giác niềng răng đau cỡ nào, cảm giác lo lắng, khó chịu.
Giai đoạn nào đau khi niềng răng
Ngoài câu hỏi niềng răng có đau không thì giai đoạn nào khi niềng răng sẽ đau cũng được quan tâm đến để có thể chuẩn bị kỹ càng trước khi niềng. Vì quá trình niềng răng được chia ra nhiều giai đoạn từ giai đoạn trước khi niềng răng, gắn chun tách kẽ, gắn mắc cài, siết răng,…
Giai đoạn trước khi niềng răng
Trước khi niềng răng các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, chụp X-quang, chụp ảnh trước khi làm, mẫu hàm thạch cao để đánh giá tình trạng răng của mỗi người, từ đó đưa ra phác đồ điều trị và lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp.
Giai đoạn trước khi niềng răng rất quan trọng, vì ở giai đoạn này bác sĩ sẽ lên một kế hoạch để điều trị trong suốt quá trình niềng răng. Do đó, bạn cần chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng cao và có thâm niên kinh nghiệm để hiệu quả niềng răng cao và chất lượng đầu ra đẹp.
Giai đoạn chun tách kẽ
Gắn chun tách kẽ vào giữa các kẽ răng trước khi gắn mắc cài niềng răng. Đây được xem là giai đoạn đau nhức nhiều nhất. Chun tách kẽ thường có độ dày khoảng 2 mm gắn vào có tác dụng tách các răng, tạo khoảng trống giúp răng có thể di chuyển khi niềng răng. Chun tách kẽ được đặt 5 – 7 ngày khi răng xuất hiện kẽ hở để giai đoạn sau bác sĩ dễ dàng gắn mắc cài.
Quá trình đặt chun tách kẽ gây khó chịu, ê nhức chân răng, khi ăn có cảm giác bị vướng thức ăn ở các vị trí đặt chun tách kẽ. Tuy nhiên, sau vài ngày ổn định sẽ không còn cảm thấy đau nhức nữa. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng, sợ hãi khi xuất hiện cảm giác đau nhức trong giai đoạn chun tách kẽ.
Giai đoạn nhổ răng
Đối với một số người, nhổ răng là một điều vô cùng kinh khủng, đây có thể xem là một vấn đề tâm lý của con người. Bạn cảm thấy lo lắng khi nhổ răng và thấy nó là một điều vô cùng kinh khủng. Tuy nhiên, trong quá trình nhổ răng, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê trước khi tiến hành nên bạn không cần phải quá lo lắng giai đoạn nhổ răng gây đau nhức.
Việc nhổ răng là tạo khoảng trống để răng dễ dàng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình chỉnh răng. Tùy tình trạng răng khi niềng mà bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng ở vị trí nào sao cho phù hợp với quá trình niềng răng. Nhổ răng có thể bị sưng vài ngày tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Tuy nhiên, trường hợp răng bạn thưa, không sâu răng, đủ khoảng trống để răng di chuyển trong quá trình niềng, đảm bảo quá trình niềng đạt hiệu quả sẽ không cần phải nhổ răng.
Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung
Việc gắn mắc cài và dây cung tạo lực kéo giúp răng di chuyển về vị trí thích hợp trên cung hàm. Vừa gắn mắc dài, cơ thể sẽ chưa thích nghi tốt, các bộ phận môi, má bị cọ sát vào mắc cài gây vướng víu, cộm, khó trong việc giao tiếp. Sau 1 – 2 tuần, bạn sẽ không thấy khó chịu do cơ thể đã thích ứng.
Giai đoạn này, có thể bạn sẽ cảm thấy ê nhức do dây cung tác động lực lên răng gắn mắc cài, do chưa quen với lực kéo tác động lên răng. Vì vậy, qua vài tuần khi đã quen với việc đeo mắc cài, cơ chế di chuyển của răng bạn sẽ cảm thấy bình thường, không còn cảm giác đau, việc ăn uống cũng thuận tiện, thỏa mái hơn.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, cũng như vấn đề răng khác nhau mà xuất hiện những tình trạng khác nhau. Vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn có thể liên hệ với bác sĩ nơi cơ sở lựa chọn niềng răng để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Giai đoạn siết răng
Sau khi gắn mắc cài và dây cung, bạn phải định kỳ kiểm tra hàng tháng để bác sĩ kiểm soát tình trạng răng và siết răng, điều chỉnh lực kéo của dây cung để răng vào đúng vị trí cung hàm. Quá trình siết răng gây khó chịu, đau nhức, vấn đề ăn uống, nói chuyện cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Nếu cử động mạnh, cọ xát môi, má có thể gây chảy máu.
Trong quá trình siết răng, nếu cơn đau kéo dài, bạn không thể kiểm soát được, cần phải thông báo với bác sĩ để tìm cách giảm đau, hay điều chỉnh lại lực kéo dây cung sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Niềng răng có đau không? Trong giai đoạn đầu sẽ gây cảm giác đau đớn do cơ thể chưa thể thích nghi với việc tác dụng lực kéo di chuyển răng vốn đã mọc trên hàm. Vì thế, cần có thời gian để thích nghi với sự thay đổi này. Và tùy thuộc vào cơ địa, sức chịu đau của mỗi cá nhân mà trả lời câu hỏi niềng răng có đau không, áp dụng cho mỗi người.
Tìm hiểu thêm: Bảng giá niềng răng
Cách giảm đau hiệu quả khi niềng răng
Niềng răng giúp cải thiện tình trạng khuyết điểm răng bị hô, thưa, mọc lệch, tạo ra hàm răng thẳng tắp, chắc khỏe giúp tự tin giao tiếp, xuất hiện trước đám đông. Quá trình niềng răng là một quá trình lâu dài, sẽ không tránh khỏi tình trạng bị đau nhức khi niềng. Vì vậy, cách giảm đau khi niềng răng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu để hạn chế tình trạng đau nhức.
Dù phụ thuộc vào tình trạng răng và cơ địa của mỗi người thì dù ít hay nhiều đều sẽ trải qua cảm giác đau khi niềng. Một số cách giảm đau hiệu quả khi niềng răng cần lưu ý:
Niềng răng sớm: khi còn trẻ, xương và răng dễ dàng dịch chuyển hơn khi lớn tuổi, bởi xương hàm cố định thì việc răng di chuyển sẽ khó khăn hơn, gây cảm giác đau đớn. Niềng răng trong giai đoạn xương hàm đang phát triển giúp rút ngắn thời gian niềng và ít đau đớn niềng răng có đau không
Lựa chọn mắc cài phù hợp: mắc cài phù hợp với răng sẽ không cảm thấy đau khi niềng. Sử dụng dây cung có độ đàn hồi tốt thì qua một thời gian sử dụng dây vẫn ổn định, nếu dây cung có độ đàn hồi không tốt, răng sẽ bị tác động lên và tạo cảm giác đau.
Ăn thức ăn mềm: các món ăn mềm như cháo, súp, nước ép,… hạn chế các thức ăn cứng, khó nhai gây tác động mạnh lên răng làm lệch răng, ê nhức, gây khó chịu.
Sử dụng túi chườm đá hoặc sáp nha khoa: Mỗi khi siết răng gây đau nhức chân răng, bạn có thể sử dụng túi chườm đá đặt lên vùng bị đau sẽ giảm cảm giác ê buốt, khó chịu. Trong quá trình sử dụng mắc cài, có thể bị nhiệt trên má, loét do cọ xát với mắc cài, để giảm đau có thể sử dụng sáp nha khoa để hạn chế vết loét. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn.
Nếu trong quá trình niềng răng xuất hiện những tình trạng bất thường, bạn cần liên hệ với cơ sở bạn niềng răng để bác sĩ kịp thời hỗ trợ xử lý tránh tình trạng cơn đau diễn ra lâu ngày ảnh hưởng đến chân răng và cuộc sống hàng ngày.
Kết luận
Hi vọng qua bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc quá trình niềng răng có đau không? Cách giảm đau hiệu quả khi niềng. Việc đau nhức khi niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là tâm lý của người niềng, hãy cố gắng để sở hữu một nụ cười đẹp, một sự tự tin khi giao tiếp với mọi người. Liên hệ Nha Khoa Quốc Tế Ruby Dental để được các chuyên gia hàng đầu về chỉnh nha tư vấn.